Cách viết CV chuẩn và trúng, chinh phục mọi nhà tuyển dụng

CV là gì? 
CV (Curriculum Vitae) là sự khởi đầu của mọi quy trình tuyển dụng từ các công ty nhỏ lẻ, cho đến các tập đoàn đa quốc gia. Đây chính là bản vẽ sơ lược phác họa chân dung của ứng viên, kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng.

Vai trò của CV trong tuyển dụng?
Đối với ứng viên

(CV) là công cụ không thể thiếu trong quá trình tìm việc. Một bản CV chất lượng giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội trúng tuyển vào vị trí mong muốn. CV là nơi bạn tóm tắt toàn bộ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và những thành tựu đã đạt được. 

Đối với nhà tuyển dụng
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, CV xin việc đóng vai trò quan trọng như một công cụ sàng lọc ứng viên hiệu quả. Với một lượng lớn hồ sơ gửi đến, nhà tuyển dụng cần một cách nhanh chóng để đánh giá sơ bộ năng lực của từng ứng viên. CV giúp bạn truyền tải thông tin một cách cô đọng, súc tích, từ đó giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa công ty.

Cách viết CV “chuẩn và trúng”, chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

Vậy 1 bản CV chất lượng, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bao gồm những phần nào? Hãy cùng VOCO Center khám phá chi tiết ngay dưới đây.



1. Thông tin cá nhân
Tóm tắt những thông tin cơ bản về bản thân, bao gồm: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ đang sinh sống, số điện thoại và email liên hệ. 

Lưu ý:  

  • Địa chỉ email: Nên sử dụng email có tên miền chuyên nghiệp và thường xuyên kiểm tra. Tránh dùng email có biệt danh hoặc chứa nhiều ký tự đặc biệt.
  • Ảnh đại diện (nếu có): Chọn bức ảnh rõ nét, góc mặt trực diện, thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp và phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. Tránh sử dụng ảnh selfie, ảnh mờ, ảnh chỉnh sửa quá nhiều hoặc ảnh có hiệu ứng.
  • Không nên: ghi quá chi tiết về thông tin gia đình (bố mẹ, anh, em,...), địa chỉ nhà (ghi cả số nhà, tên thôn, xóm).  

2. Trình độ học vấn
- Tóm tắt quá trình học tập một cách súc tích, bao gồm thời gian học, tên trường, chuyên ngành và điểm trung bình GPA (nếu có). 
- Làm nổi bật các dự án, nghiên cứu khoa học liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển. 
- Đừng quên liệt kê các khóa học nâng cao kỹ năng để chứng minh sự chuyên nghiệp của bản thân. 

Lưu ý: 

  • Tránh liệt kê toàn bộ quá trình học tập từ cấp 1,2,3
  • Tránh liệt kê những khóa học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ không liên quan đến vị trí ứng tuyển

3.  Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần phân biệt rõ giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để biết được bản thân cần làm gì và phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó.

- Mục tiêu ngắn hạn: vị trí công việc bạn đang muốn hướng tới
Ví dụ: Chuyên viên Marketing có đủ trải nghiệm trong các lĩnh vực trong vòng 1-3 năm sau khi ra trường
- Mục tiêu dài hạn: cơ hội thăng tiến đến một vị trí cụ thể với một mốc thời gian cụ thể
Ví dụ:  Trở thành Team Leader sau 5 năm

- Mục tiêu nên được trình bày theo hướng win-win, tức là vừa có lợi ích cho bạn và vừa có lợi ích cho công ty (tăng doanh thu, mở rộng đối tượng khách hàng,...)

Lưu ý: 

  • Tránh viết mục tiêu quá chung chung hay thậm chí sao chép ở đâu đó như mong muốn được làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động hay có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng.
  • Tránh đặt mục tiêu cao quá khiến bản thân áp lực hoặc mục tiêu chỉ có lợi cho bản thân.

4. Kinh nghiệm làm việc
Trình bày chi tiết về quá trình làm việc, các công ty đã từng gắn bó, vị trí đảm nhiệm và trách nhiệm cụ thể. Đừng quên nhấn mạnh thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm đã đạt được, đặc biệt là những yếu tố liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển.

Lưu ý: 

  • Sắp xếp: Liệt kê theo thứ tự thời gian từ gần đến xa.
  • Minh chứng: Đưa ra số liệu cụ thể để tăng tính thuyết phục.
  • Chọn lọc: Chỉ tập trung vào những kinh nghiệm liên quan.
  • Tránh: Các công việc ngắn hạn (ngoại trừ khóa thực tập) và chi tiết không cần thiết.

5. Kỹ năng
Kỹ năng không chỉ là kiến thức mà còn là khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế, bạn cần phân biệt rõ giữa kỹ năng cứng (hard skills) và kỹ năng mềm (soft skills). Việc làm nổi bật các kỹ năng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được lựa chọn.

6. Hoạt động ngoại khóa
- Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, hãy tận dụng mục này để thể hiện năng động, tiềm năng và các kỹ năng mềm đã rèn luyện. 
- Hoạt động ngoại khóa, tình nguyện là những điểm cộng lớn, giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên khác. 
- Liệt kê cụ thể những đóng góp của bản thân trong từng hoạt động để nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về bạn.


CV - Ấn tượng đầu tiên quyết định 80% thành công. Viết CV không chỉ là liệt kê kinh nghiệm, mà còn là nghệ thuật truyền tải giá trị bản thân. Đầu tư thời gian và công sức vào việc hoàn thiện CV là một trong những quyết định thông minh nhất trong quá trình tìm việc.

Nếu bạn còn hoang mang bởi không biết cách tạo CV sao cho ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, tham khảo ngay khóa học Tạo CV “Chuẩn và Trúng” cho người mới bắt đầu do VOCO Center tổ chức và được giảng dạy trực tiếp bởi chị Lưu Thanh Huyền (Amon).

Cuối cùng, chúc bạn thành công với 1 bản CV chất lượng, thành công trên con đường sự nghiệp sắp tới!   

Bài viết cùng danh mục