Tạo CV ấn tượng ngay lần đầu ứng tuyển: Hướng dẫn chi tiết cho người chưa có kinh nghiệm việc làm.

Viết CV đầu tiên chính là bước khởi đầu quan trọng đánh dấu hành trình sự nghiệp của bất kỳ cá nhân mới bước chân vào môi trường chuyên môn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân là ứng viên xuất sắc, đồng thời cho nhà tuyển dụng thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn để thành công trong công việc đầu tiên. 

Khi lần đầu tham gia thị trường việc làm và chưa có kinh nghiệm, bạn nên tập trung nhấn mạnh các trải nghiệm khác giúp bạn phát triển kỹ năng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, hãy chia sẻ những điểm mạnh nổi bật nhất của mình và nêu bật nền tảng giáo dục vững chắc.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số mẹo và ví dụ hữu ích để xây dựng một CV  ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.


CÁCH VIẾT CV CHO NGƯỜI CHƯA CÓ KINH NGHIỆM

1. Làm nổi bật Trình độ học vấn

Đối với những ứng viên có ít kinh nghiệm làm việc, nhấn mạnh trình độ học vấn là một cách tuyệt vời để thể hiện các điểm mạnh, sở thích và nền tảng của bạn.

Những thông tin nên đưa vào mục học vấn:

  • Các môn học liên quan: Liệt kê các khóa học giúp nhấn mạnh kỹ năng cần thiết cho công việc bạn ứng tuyển. Đây có thể là các khóa học tập trung vào kỹ năng kỹ thuật như kinh tế, toán học hoặc khoa học máy tính. Tuy nhiên, đừng quên tầm quan trọng của các môn học như tiếng Anh hoặc viết lách, vì chúng thể hiện năng lực giao tiếp hoặc các kỹ năng mềm khác của bạn. Hãy tham khảo mô tả công việc để xem lĩnh vực bạn quan tâm cần những kỹ năng gì.
  • Điểm trung bình (GPA) và Danh hiệu: Điểm trung bình tích lũy (GPA) cao cho thấy sự chăm chỉ và năng lực trong lĩnh vực bạn theo đuổi. Các chuyên gia khuyên bạn nên liệt kê GPA nếu nó từ 3.5 trở lên. Nếu bạn nhận được bất kỳ danh hiệu học tập nào, bạn cũng nên liệt kê chúng.
  • Các dự án liên quan: Nếu bạn đã hoàn thành các dự án trong các lớp học có liên quan mật thiết đến công việc bạn đang ứng tuyển, hãy liệt kê và mô tả ngắn gọn về chúng. Nếu bạn có nhiều dự án, bạn có thể tạo một mục riêng cho chúng.
  • Chứng chỉ và Khóa học trực tuyến: Nếu bạn đã hoàn thành bất kỳ khóa học nào bên ngoài trường hoặc nhận được chứng chỉ chuyên môn, hãy liệt kê chúng trong phần học vấn.

2. Thể hiện những kinh nghiệm liên quan

Bạn đang lo lắng rằng mình không có đủ kinh nghiệm liên quan đến công việc mong muốn? Thực ra, chỉ cần đào sâu một chút vào những trải nghiệm trong quá khứ, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có nhiều thứ đáng giá để thể hiện. Từ tinh thần chuyên nghiệp đến sở thích và cá tính - tất cả đều có thể thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

Bạn có thể hiện lại những trải nghiệm sau: 

  • Hoạt động tình nguyện: Tham gia tình nguyện cho thấy bạn tích cực đóng góp cho cộng đồng, có khả năng và sẵn sàng hợp tác với người khác, đồng thời thể hiện rõ những sở thích cá nhân. Hoạt động tình nguyện thậm chí có thể mang lại cho bạn kinh nghiệm thực tế trong một lĩnh vực liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
  • Công việc bán thời gian: Bạn từng làm thêm trong thời gian đi học, dạy kèm hoặc trông trẻ, hoặc giúp đỡ việc kinh doanh nhỏ của gia đình? Nếu đang ứng tuyển cho vị trí toàn thời gian đầu tiên, đừng ngại đưa những kinh nghiệm này vào Sơ yếu lý lịch. Công việc bán thời gian cho thấy bạn có khả năng làm việc và kinh nghiệm với các kỹ năng then chốt như dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Hoạt động ngoại khóa: Tham gia thể thao, câu lạc bộ văn hóa, hay hội đồng sinh viên đều thể hiện sự chủ động khám phá sở thích, phát triển kỹ năng mới và làm việc theo nhóm. Đừng quên ghi lại bất kỳ vị trí lãnh đạo nào bạn từng đảm nhận trong các hoạt động này.

3. Tận dụng Transferable skills: 
Transferable skills là những kỹ năng mang tính chuyển đổi và thích ứng với nhiều công việc khác nhau. Có rất nhiều bộ kỹ năng có thể phù hợp với nhiều công việc khác nhau như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình,...

Nhiệm vụ của bạn là phân tích và nhìn lại kinh nghiệm của bản thân một cách đa chiều hơn để tìm ra điểm mạnh và độ phù hợp của mình đối với công việc. Bắc một cây cầu để kết nối những kỹ năng đó với tiêu chí của NTD rồi lồng ghép chúng vào CV một cách hợp lý và khéo léo.

4. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng trong 1-2 trang A4
CV ngắn gọn, dễ đọc giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt thông tin quan trọng. Tập trung vào những điểm mạnh liên quan trực tiếp đến yêu cầu công việc.

5. Kiểm tra chính tả và ngữ pháp:
Hãy đảm bảo CV của bạn không chứa bất kỳ lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc bất kỳ sai sót nào. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, chỉn chu của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Để tránh những sai sót này, bạn nên tận dụng các công cụ kiểm tra chính tả tích hợp sẵn trong phần mềm soạn thảo văn bản. Tuy nhiên, đừng chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào chúng. Hãy dành thời gian để tự đọc lại CV của mình hoặc nhờ một người có kỹ năng ngôn ngữ tốt kiểm tra giúp

6. Thể hiện sự tự tin thể hiện bản thân:
Hãy thể hiện sự tự tin vào bản thân và khả năng của mình thông qua CV. Nêu bật thành tích và kỹ năng nổi bật nhất liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này giúp bạn tạo ấn tượng tốt và khẳng định giá trị của mình.

Kết
Bước đầu tiên để tạo dựng sự nghiệp thành công chính là một bản CV ấn tượng. Đây là cơ hội vàng để bạn giới thiệu bản thân, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc và chứng minh giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Một CV ấn tượng không chỉ giúp bạn tìm được việc làm đầu tiên mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Hãy xây dựng CV chuyên nghiệp ngay từ bây giờ để tạo bước đệm vững chắc cho thành công.

Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay với việc tạo 1 bản CV cho riêng mình, truy cập ngay khóa học Tạo CV “Chuẩn & Trúng” cho người mới bắt đầu - khóa học cung cấp đầy đủ cho bạn kiến thức cơ bản để tạo nên một CV độc đáo, chuyên nghiệp, thu hút nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

 

Bài viết cùng danh mục